Con người ta chỉ mất 2 năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Sự thức tỉnh lớn nhất đối với người lớn bắt đầu bằng việc ngừng nói.
Bạn đã bao giờ gặp một người như vậy trong đời chưa? Không có việc gì nghiêm túc, chỉ thích buôn chuyện rồi đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm trước mặt người khác. Bất kể dịp nào và trong lĩnh vực gì, họ cũng phải cố tranh giành chuyện thắng thua. Chỉ cần tai nghe thấy một vài từ, họ liền có thể tưởng tượng ra một vở kịch lớn trong đầu. Cuộc sống của bản thân họ là một mớ hỗn độn nhưng lại luôn muốn ra lệnh cho cuộc sống của người khác.
Con người ta chỉ mất 2 năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng. Nói là một loại năng lực và ngừng nói là trí tuệ của con người. Sự thức tỉnh lớn nhất đối với người lớn bắt đầu bằng việc ngừng nói.
1. Ngừng nói về những điều bạn không biết sự thật
Ngừng nói không có nghĩa là không nói mà là không nói tùy tiện, nhất là khi gặp phải chuyện không rõ sự thật thì đừng dựa vào bề ngoài mà đưa ra phán đoán dễ dàng.
Richard Burton đã nói: “Sự thật giống như một tấm gương bị phân tán thành vô số mảnh vỡ. Mọi người đều cho rằng mảnh nhỏ họ nhìn thấy là sự thật hoàn chỉnh”.
Tuy nhiên, những gì bạn nhìn thấy không nhất thiết là sự thật và những gì bạn nghe được cũng không nhất thiết là sự thật. Nếu bạn không hiểu rõ nguyên nhân và kết quả của toàn bộ sự việc cũng như hoàn cảnh đặt vào thì đừng dễ dàng đưa ra nhận xét. Làm như vậy, bạn sẽ chỉ tự đưa mình vướng vào những rắc rối và lương tâm cũng không được yên .
Chúng ta đang sống trong thời đại Internet, thông tin lan truyền nhanh đến mức không dễ để phân biệt đúng sai, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào vòng xoáy của dư luận. Nhớ rằng, "một lời nói tốt sưởi ấm 3 đông, nửa lời ác nghiệt lạnh 6 tháng ròng". Đối với sự thật chưa biết, tốt nhất không nên bình luận, im lặng chính là lòng tốt lớn nhất.
2. Khi ai đó muốn tranh cãi với bạn, hãy ngừng nói
Trong cuộc sống, chúng ta thường sẽ gặp kiểu người thích tranh cãi với người khác. Dù có chuyện gì xảy ra, những người này đều sẽ tranh cãi, tranh cãi bất kể dịp nào, về vấn đề gì, cố gắng giành phần thắng về mình. Khi ai đó có quan điểm trái chiều, họ sẽ mặc định là bác bỏ và giữ vững quan điểm của mình.
Những cuộc tranh cãi vô nghĩa chỉ làm tốn thời gian của nhau, ảnh hưởng đến tâm trạng của chính bạn, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng không thể cứu vãn. Đối với những người thích tranh cãi như vậy, những người thông minh sẽ chỉ cười trừ và không tranh cãi.
Bạn có thể giành chiến thắng trong cuộc tranh cãi, nhưng đó chỉ là chiến thắng tạm thời. Trong một số tình huống, bạn có thể đánh mất sự ưu ái của đối phương và những người xung quanh.
Không có người chiến thắng trong một cuộc tranh cãi. Tranh cãi với những người trong gia đình, bạn sẽ đánh mất đi sự ấm áp của tình thân. Tranh cãi với bạn đời có thể khiến tình cảm tan vỡ. Tranh cãi với bạn bè, tình bạn sẽ rời bỏ bạn...
Gia Cát Lượng đã nói: “Trạng thái tranh luận cao nhất là không tranh cãi. Im lặng là cách đối phó hiệu quả nhất với những người thích tranh cãi”.
Hãy đánh giá tình hình và biết khi nào nên dừng lại. Nhìn thấu mà không nói ra là giữ cho đối phương lòng tự trọng.
3. Ngừng nói khi cảm xúc của bạn không ổn định
Người ổn định về mặt cảm xúc có khả năng tự chủ mạnh mẽ và sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp từ môi trường bên ngoài. Những người như vậy có xu hướng không vui với mọi việc, không buồn với bản thân và không ngạc nhiên trước những ân huệ hay sự sỉ nhục. Trong khi đó, những người có cảm xúc không ổn định dễ rơi vào trạng thái lo lắng, cáu kỉnh, trầm cảm, thất vọng, thậm chí nghi ngờ về bản thân...
Triết gia Friedrich Nietzsche đã nói: “Nếu cảm xúc của một người luôn mất kiểm soát, người đó sẽ bị mắc kẹt trong vòng xoáy cảm xúc và mất đi sự tự do”.
Khi con người không ổn định về mặt cảm xúc, não bộ không thể tập trung suy nghĩ vấn đề, dễ mắc sai lầm trong phán đoán, khiến mọi việc rơi vào tình thế không thể cứu vãn. Bởi vậy người ta mới nói rằng, cách tàn nhẫn nhất để tiêu diệt một người là để người đó mất kiểm soát cảm xúc.
Giữ im lặng khi cảm xúc không ổn định có thể giúp chúng ta tránh được những quyết định phi lý do cảm xúc chi phối, tránh hậu quả của những quyết định nóng vội gây ra. Im lặng khi bạn đang trong tâm trạng tệ có thể làm giảm xung đột do lời nói và hành động quá mức gây ra, đồng thời duy trì sự hòa hợp trong các mối quan hệ cá nhân.
Ngừng nói không chỉ là biểu hiện của trí tuệ mà còn là chìa khóa để bạn giành được sự tôn trọng và tình cảm từ người khác.
Người xưa có câu, họa từ miệng mà ra. Ngừng nói là một kiểu tự vệ, đồng thời cũng là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người.
Đừng bàn tán về đúng sai của người khác, chỉ trích sẽ chỉ mang lại rắc rối vô tận. Đừng tham gia vào những cuộc tranh cãi nhàm chán, điều đó sẽ chỉ lãng phí thời gian của bạn. Bạn không có tiếng nói trong cuộc sống của người khác, bạn chỉ cần làm tốt phần việc của mình. Học cách ngừng nói là cách thực hành tốt nhất cho một người.
BẢO ANH.
- Nhớ lấy 3 điều khi Bạn gặp khó khăn (28.10.2023)
- Khi bạn ngày càng trở nên im lặng hơn… (15.10.2023)
- Nguồn gốc nỗi đau của mỗi người (24.09.2023)
- 9 điều này đã thức tỉnh, thay đổi cuộc sống của vô số người (16.09.2023)
- Làm ít đi 3 điều này chính là tích lũy phước lành, đón thêm may mắn (14.09.2023)
- Chữ “Hiếu” bây giờ (06.07.2023)
- Đời người nhiều khi không phải đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ (24.05.2023)
- Đời người cần sự quan tâm thấu hiểu hơn là chỉ trích đánh giá (22.05.2023)
- 5 hành vi khiến một người phúc mỏng mệnh khổ (17.04.2023)
- Càng già càng vui vẻ, hãy để hạnh phúc trở thành một thói quen (03.01.2023)