Khi đại dịch hoành hành, làm thế nào tìm được sự an toàn trong tật bệnh? Đứng trước thảm họa đang giáng xuống, làm thế nào để vượt qua đại nạn?
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã vượt quá tầm kiểm soát, virus lan rộng khiến vô số người tử vong. Đội tang lễ các tỉnh thành khắp Trung Quốc đều dồn về Vũ Hán để thu thập và hỏa táng thi thể, trong khi y bác sĩ thì thỉnh cầu cao tăng và đạo sĩ siêu độ cho các cô hồn. Nhân sĩ trong ngoài Trung Quốc càng lo ngại hơn về sự lây lan của dịch bệnh, khắp nơi vang lên lời kêu gọi: “Đừng tin vào chính phủ, hãy dựa vào chính mình”.
Trong tình trạng dịch bệnh đang hoành hành mà nguồn cung y tế lại thiếu hụt, làm thế nào để tự cứu chính mình? Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử, xem lại cách người xưa đã vượt qua đại nạn như thế nào.
Thần thông không thắng được nghiệp lực
Chuyện kể rằng khi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, vua Lưu Ly nước Di La mang đại binh đi đánh thành Ca Tỳ La Vệ, nơi vua cha của Đức Phật đang trị vì. Lúc ấy, vua Lưu Ly cho quân bao vây thành trì, Phật Thích Ca vì muốn hóa giải oán thù nên đã ba lần ngồi trên đường khuyên giải vua dừng tiến binh. Mặc dù vua Lưu Ly thuận lòng đã ra lệnh lui quân, nhưng nỗi hận thù thì không hề nguôi ngoai. Một thời gian sau, vua lại cho quân bao vây thành Ca Tỳ La Vệ.
Trong số các đệ tử của Đức Phật, tôn giả Mục Kiền Liên có công năng siêu phàm và được mệnh danh là “đệ nhất về thần thông”. Tôn giả tin rằng chỉ cần vận dụng thần thông thì không có việc nào là không thể giải quyết.
Khi đó, Mục Kiền Liên đã thưa với sư phụ: “Bạch Thế tôn, thành trì của nước Vệ bị vua Lưu Ly xâm lược, chúng ta cần phải nghĩ cách cứu nguy cho dân chúng”.
Thích Ca Mâu Ni đưa mắt nhìn tôn giả rồi nói: “Mục Kiền Liên, đây là nghiệp báo mà dân tộc ta đã tạo trước đây, không ai có thể giúp họ được! Làm việc xấu mà không chịu đền tội, sao có thể được đây?”.
Lúc ấy, vua Lưu Ly dẫn đại quân bao vây bốn phía thành Ca Tỳ La Vệ, quân lính đứng chật như nêm, đến con kiến cũng không thể thoát ra ngoài. Mục Kiền Liên bèn vận dụng thần thông bay vào trong thành, sau đó ông chọn ra 500 người ưu tú, dùng một cái bát hút họ vào, rồi lại bay lên không trung để giải cứu họ ra khỏi thành.
Sau khi tới một nơi an toàn, Mục Kiền Liên bèn mở chiếc bát trong tay mình ra, nào ngờ… Tôn giả giật mình khi phát hiện trong bát giờ đây chỉ toàn là máu.
Lúc ấy Đức Phật mới chậm rãi kể rằng…
Vào một kiếp xa xưa có một thôn trang nọ, trong thôn có hồ cá lớn. Vào ngày lễ, người dân trong thôn kéo cá ăn thịt, trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó một đứa trẻ không tham gia bắt cá nhưng lại nghịch ngợm gõ cây gậy vào đầu con cá lớn.
Con cá lớn kiếp ấy chuyển sinh thành vua Lưu Ly, các con cá nhỏ chính là đội quân của nhà vua hiện tại. Người dân trong thôn là dòng họ Thích Ca nay bị giết hại, còn đứa trẻ gõ đầu cá nay chính là Đức Phật.
Đức Phật Thích Ca có pháp lực vô biên, nhưng Ngài đã không dùng thần thông để cứu lấy dòng tộc. Vì tất cả là nghiệp báo, kiếp trước sát sinh thì kiếp này phải chịu nhận quả báo, thần thông cũng không thể cứu thoát được.
Đức Phật giảng: “Định nghiệp khó chuyển”, vì định nghiệp khó tránh nên 500 người tuy được tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, cũng không tránh khỏi cái chết.
Con người sống ở trên đời, cho dù làm bất cứ việc gì xấu thì đều phải hoàn trả, ngay cả khi vô ý mắc tội. “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, đó chính là quy luật nhân quả, là Thiên lý bất biến của vũ trụ này.
Khổ nạn từ đâu đến?
2000 năm trước, khi Chúa Jesus bị các trưởng lão Do Thái đem ra phán quyết, họ không chỉ nhục mạ Ngài mà còn hét lên phấn khích: “Hãy đóng đinh ông ta”. Khi ấy có bao nhiêu người dám đứng lên nói lời công bình? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị ném vào đấu trường, bị sư tử và thú dữ cắn xé trong sự phấn khích và vui mừng của đám đông, có bao nhiêu khán giả trên đài còn giữ được lương tri? Khi bạo chúa Nero hạ lệnh trói các tín đồ vào cỏ khô và thiêu sống họ như một bó đuốc, có bao nhiêu vương tôn quý tộc lên tiếng, xót xa cho sự bi thương khốn cùng?
Người dân Do Thái dù không đích thân đóng đinh Chúa Jesus, khán giả trên đấu trường dù không đích thân giết hại các tín đồ, quý tộc La Mã cũng không đích thân ra tay tàn nhẫn, nhưng thái độ thờ ơ của họ đối với cuộc bức hại liệu có phải là thêm dầu vào lửa, để mặc cho kẻ xấu lộng hành?
Cuộc đàn áp chính tín của La Mã đã bị Trời trừng phạt, giáng xuống bốn lần đại ôn dịch kinh hoàng. Trong số đó, đại ôn dịch lần thứ hai (dịch hạch Anthony) đã khiến dân số của đế chế La Mã giảm một phần ba, và một nửa dân số ở kinh đô Constantinople tử vong. Đại ôn dịch lần thứ ba (dịch hạch Cyprian) đã giết chết 25 triệu người. Trong thời kỳ đỉnh cao của dịch bệnh, mỗi ngày thành Rome có 5.000 người chết. Qua bốn lần đại họa, đế chế La Mã cổ đại tiến tới diệt vong.
Theo Phúc âm Matthew, hội đồng lập pháp Sanhedrin vì ghen ghét đố kỵ nên đã trao Chúa Jesus cho tổng trấn Philato để phán xét và định tội. Theo trình thuật của cả bốn sách phúc âm thì Philato đã tìm cách cho Jesus thoát khỏi án tử hình, tuy nhiên các trưởng lão Do Thái đã kích động dân chúng và hét lớn: “Mang ông ấy đóng đinh trên thập tự giá”. Sau đó, Philato đã rửa tay để chứng tỏ mình không chịu trách nhiệm về việc giết Chúa, nhưng những người Do Thái có mặt ở đó đều đồng thanh hô lên: “Nợ máu của ông ta sẽ do con cháu chúng tôi gánh chịu”.
Và dường như là nghiệp báo luân hồi cho việc hành ác với Thần linh và các thánh đồ, người Do Thái sau này phải lưu vong khắp thế giới trong suốt 1800 năm. Họ bị phân biệt đối xử, bị trục xuất, bị xua đuổi và phải gánh chịu nhiều đau khổ. Phải chăng đó là cái giá mà họ nhất định phải trả cho món nợ trong quá khứ?
Các thầy tế và trưởng lão Do Thái vì đố kỵ mà yêu cầu tổng trấn Philato xử tử Chúa, kết quả con cháu họ phải gánh chịu nợ máu hàng ngàn năm. Đế quốc La Mã cổ đại đã sát hại các tín đồ Cơ Đốc và phạm tội nghiệp ghê gớm, điều này dẫn tới tình hình ôn dịch kéo dài, lây lan, dân chúng đau khổ, đế chế tan rã và suy tàn.
Lịch sử nhắn nhủ với ta điều gì?
Ngày nay, cuộc đàn áp tôn giáo, đàn áp tín ngưỡng và đức tin do ĐCSTQ phát động cũng tương tự như cuộc bức hại Cơ Đốc giáo năm xưa. Hàng triệu người tu luyện và người có tín ngưỡng như Phật giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công đều trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp đẫm máu. Đối mặt với ác bạo và cường quyền, người tu luyện với niềm tin kiên định vào Phật Pháp đã dùng từ bi và nhẫn nại để khơi dậy thiện lương của mỗi người.
Là một người có lương tri, khi chứng kiến các cuộc tra tấn và bắt bớ của kẻ cầm quyền, chỉ mong bạn đừng tin theo lời tuyên truyền dối trá, cũng đừng thờ ơ và lạnh lùng trước tội ác. Im lặng trước cái ác cũng chính là đồng lõa với cái ác. Bởi vì, như Martin Luther King đã nói, nhân loại “sẽ phải hối hận không chỉ vì lời lẽ và hành động đầy căm thù của người xấu, mà còn bởi sự im lặng đáng sợ của những người tốt”.
Kiên Định
Theo Epochtimes
Nguồn: DKN.TV