Ai cũng có lúc có tâm trạng, nhưng cao thủ trong cuộc sống nhất định là người chế ngự được tâm trạng của mình.
Thánh Nghiêm Pháp sư nói: “Có đức là có phúc, không sân hận thì không có họa nạn, tâm rộng lớn thì tự sẽ trường thọ, lòng bao dung thì trí tuệ tự dồi dào”.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, ai cũng có tâm trạng, là điều rất bình thường. Nhưng tâm trạng giống như nước, nên khai thông, chớ ngăn chặn.
Học cách chế ngự tâm trạng, không thể quá coi trọng tâm trạng, cũng không thể một mực ngăn cấm tâm trạng nảy sinh.
Người chế ngự được tâm trạng thì hôn nhân càng hạnh phúc
Cuộc đời không phải là để nổi giận. Napoleon từng nói: “Người chế ngự được tâm trạng bản thân còn vĩ đại hơn tướng quân hạ được một thành trì”.
Học giả Hồ Thích học vấn uyên bác, phong lưu thanh thoát, nho nhã ôn hòa, còn vợ ông là Giang Đông Tú tướng mạo bình thường, kiến thức hạn chế, tính cách mạnh mẽ.
Xét về lý, cặp vợ chồng như thế này thì không thể nào sống với nhau nổi. Nhưng Hồ Thích giỏi chế ngự tâm trạng, mỗi khi gặp phải vợ “sư tử gầm”, ông lại mượn cớ vào nhà vệ sinh đánh răng, súc miệng, cố ý bỏ bàn chải đánh răng vào trong cốc, gây ra âm thanh lớn, từ đó tránh được xung đột trực diện. Họ đã dắt tay nhau đi hết cuộc đời, bách niên giai lão.
Nữ sỹ Trương Ái Linh còn khen rằng: “Hai người là ví dụ hôn nhân kiểu cũ hạnh phúc hiếm có”.
Tức giận ai ai cũng có, bộc phát ra là bản năng, kìm nén được là bản sự.
Tâm trạng bình hòa là năng lực tự tiêu hóa tâm trạng tiêu cực, không những khiến con thuyền hôn nhân tránh va phải đá ngầm, mà còn khiến chỉ số hạnh phúc hôn nhân không ngừng tăng lên.
Chế ngự tâm trạng là thể hiện rõ nhất nhân phẩm cá nhân
Ai cũng có lúc có tâm trạng, nhưng cao thủ trong cuộc sống nhất định là người chế ngự được tâm trạng của mình.
Đại sư văn hóa truyền thống Quý Tiện Lâm và Tạng Khắc Gia đã từng ăn ở một quán ăn và xảy ra một việc:
Quý Tiện Lâm vì giúp nâng một em bé ngã dưới sàn đã bị mẹ em bé tưởng lầm rằng ức hiếp em bé, còn mắng chửi rằng: “Một người lớn làm gì mà bắt nạt trẻ con, nếu con tôi bị thương, tôi không tha cho đâu”.
Cũng may khách trong quán không chấp nhận được, chỉ trích người phụ nữ ngang ngược không biết đạo lý: “Là đứa trẻ tự ngã, vị tiên sinh này có hảo tâm đỡ nó dậy, cô sao chẳng hỏi cho ra lẽ mà mắng chửi người ta”.
Sau đó Tạng Khắc Gia hỏi Quý Tiện Lâm: “Rõ ràng là ông bị người ta hiểu lầm, cô ta mắng chửi ông, sao ông không đáp trả?”
Quý Tiện Lâm cười nói: “Mọi người đều đang nhìn, tôi đâu cần giải thích”.
Tâm trạng có thể nhìn ra nhân phẩm, giống như câu cổ ngữ “Trong bụng tể tướng có thể chèo thuyền”.
Trong tâm trạng của bạn có ẩn chứa phong độ và nhân phẩm.
Phương thức tốt nhất trân quý sinh mệnh không phải là dưỡng sinh mà là ‘quản lý tâm trạng’
Robert Wight đã từng nói: “Bất kể lúc nào, con người cũng không nên làm nô lệ của tâm trạng mình, không nên để tất cả các hành động đều bị tâm trạng chế ngự, mà nên làm ngược lại, chế ngự tâm trạng”.
Đông y cũng nói: “Vui quá tổn thương tâm, tức giận tổn thương can, đau buồn tổn thương phế, lo nghĩ tổn thương tỳ, sợ hãi tổn thương thận”.
Điều đó chứng tỏ rằng, tâm trạng con người có liên quan mật thiết với sức khỏe cơ thể. Ví dụ, người có áp lực công việc lớn, đa số đề có bệnh về dạ dày, đường ruột. Người hiếu thắng mà không được như ý thường bị đau đầu. Người lo nghĩ nhiều quá dễ bị rụng tóc…
Cơ thể con người là gốc rễ của hết thảy. Người nóng tính thường cơ thể cũng không được tốt. Dưỡng sinh chân chính không phải sống trong nhà phong thủy tốt, không phải ăn sản phẩm tốt cho sức khỏe, mà chính là quản lý tốt tâm trạng của mình.
Học cách kiểm soát tâm trạng bản thân
Nhà tâm lý học xã hội Mỹ Festinger có một phép tắc nổi tiếng: 10% trong cuộc sống là do sự việc xảy ra đối với bạn, còn 90% là do bạn phản ứng thế nào đối với sự việc xảy ra quyết định.
Người có thể kiểm soát được tâm trạng mới có thể chế ngự được cuộc đời mình.
Phương pháp của tác gia nổi tiếng đời Thanh Lý Ngư là viết chữ: “Tôi không nghiện gì khác, duy chỉ viết lách. Lo nghĩ thì dùng sách hóa giải, tức giận thì dùng sách tiêu tan”.
Trịnh Bản Kiều thì vẽ tranh. Khi ông bị bài xích chèn ép chốn quan trường, u sầu bất đắc chí, ông liền nhấc bút vẽ trúc, vẽ xong, tâm lý thư thái thản nhiên.
Chuyển dời sự chú ý, nghe âm nhạc, chạy bộ v.v… đều là những biện pháp tốt để kiểm soát tâm trạng.
Làm thế nào khắc phục sự xâm chiếm quấy rối của tâm trạng không tốt?
Có mấy phương pháp nhỏ có thể giúp bạn kiểm soát tâm trạng tiêu cực.
- Tìm nguyên nhân
Khi bạn u buồn không vui hoặc trong lòng lo ngay ngáy, việc đầu tiên cần phải làm chính là tìm ra nguyên nhân.
- Ngủ đủ
Giáo sư Rolland Dale, trung tâm y học đại học Pittsburgh trong một công trình nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngủ không đủ có ảnh hưởng cực lớn đối với tâm trạng chúng ta. Ông nói: “Đối với người ngủ không đủ mà nói, những việc khiến người ta phiền lòng kia lại càng khống chế tâm trạng họ mạnh hơn”.
- Gần gũi với thiên nhiên
Gần gũi với thiên nhiên luôn luôn được coi là biện pháp tốt nhất giải tỏa tâm trạng, ai ủi tâm tình.
- Tích cực lạc quan
Tâm trạng của chúng ta khác nhau thường không phải do sự việc bên ngoài gây ra, mà quyết định bởi phương thức chúng ta đối xử với sự việc khác nhau.
Nước tuy mềm mại nhưng có thể xuyên đá. Người tuy bình hòa lại có thể khiến gió xuân ấm áp, mở núi đào sông.
Chúng ta nên gia cố cái đập chặn tâm trạng tiêu cực. Chúng ta hãy từ nô lệ của tâm trạng thăng hoa thành chủ nhân của tâm trạng. Như thế chúng ta sẽ có được cuộc đời hạnh phúc vui tươi.
Chúng ta không thể lựa chọn tâm trạng lúc nào ập đến, nhưng chúng ta có thể lựa chọn dùng phương thức nào để xử lý tâm trạng.
Làm chủ bản thân, không để tâm trạng bản thân trói buộc bước chân tiến bước đến hạnh phúc của mình.
Theo Cmoney
Nam Phương biên dịch
- Nói là một loại năng lực, ngừng nói trong 3 lúc này là trí tuệ của con người (10.04.2024)
- Nhớ lấy 3 điều khi Bạn gặp khó khăn (28.10.2023)
- Khi bạn ngày càng trở nên im lặng hơn… (15.10.2023)
- Nguồn gốc nỗi đau của mỗi người (24.09.2023)
- 9 điều này đã thức tỉnh, thay đổi cuộc sống của vô số người (16.09.2023)
- Làm ít đi 3 điều này chính là tích lũy phước lành, đón thêm may mắn (14.09.2023)
- Chữ “Hiếu” bây giờ (06.07.2023)
- Đời người nhiều khi không phải đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ (24.05.2023)
- Đời người cần sự quan tâm thấu hiểu hơn là chỉ trích đánh giá (22.05.2023)
- 5 hành vi khiến một người phúc mỏng mệnh khổ (17.04.2023)