Một người không có tâm đánh chuông tức là không có Phật trong tâm. Nếu như không thành kính thì sao có thể đảm nhận chức trách đánh chuông được?
"Chung” là một pháp khí quan trọng trong các nghi lễ của Phật giáo và thường được gọi là “chuông”. Tại nhiều ngôi chùa cổ, gác chuông thường được đặt ở rất cao, điều này càng làm tăng thêm dáng vẻ uy nghiêm của ngôi chùa. Tiếng chuông ngân vang, thâm trầm trong trẻo lan xa còn mang theo hàm nghĩa “thức tỉnh con người trước danh lợi tình nhân thế, trở về ‘ngôi nhà’ thật sự của mình, thoát khỏi biển khổ và ảo mộng”.
Dựa trên công dụng, chuông chùa được phân thành hai loại là ‘Chung phạn’ và ‘Chung mõ’. Chung phạn hay còn gọi là Đại chung, Chàng chung, Hồng chung, Kình chung… được treo trên gác chuông dùng để triệu tập đại chúng, hoặc mang công dụng báo giờ buổi sớm và buổi chiều, thức tỉnh miền nhân thế. Chung mõ còn gọi là bán chung, tiểu chung, thường đặt ở góc của Phật đường. Công dụng của chung mõ dùng để báo hiệu thời điểm làm lễ hay pháp sự đã bắt đầu và còn được gọi là chung làm việc.
Trong các nghi thức chùa chiền của Phật giáo, chung là hiệu lệnh. Cuốn “Bách trượng thanh quy – pháp khí” có ghi chép như thế này: “Đại chung tùng lâm bắt đầu hiệu lệnh, sáng sớm ngân lên đánh thức tín chúng, canh gác giấc ngủ, buổi chiều gõ chung nhắc nhở con người đừng mê lạc, hãy thanh tỉnh”. Cho dù là triệu tập tăng nhân lên điện tụng kinh hay đánh thức mọi người, báo hiệu giờ ăn ngủ đều dùng tiếng chuông làm hiệu lệnh. Tiếng chuông buổi sớm thường là trước nhanh sau chậm, đánh thức mọi người tỉnh giấc, báo hiệu đêm dài đã qua, không nên lười biếng ngủ nướng, sáng sớm cần nắm chặt thời gian dùng vào việc tu luyện. Tiếng chuông ban đêm thường trước chậm sau nhanh, nhắc nhở người tu luyện đừng mê mờ, cần thanh tỉnh.
Ngày làm việc và nghỉ ngơi trong chùa đều được bắt đầu và kết thúc bằng tiếng chuông. Thanh âm của tiếng chuông cũng ít nhiều nói lên tâm tính của con người, cùng một chiếc chuông, người có tâm tính khác nhau sẽ đánh lên thanh âm khác nhau.
Người không thành tâm đánh chuông, tiếng chuông trống rỗng
Tiểu hòa thượng trong chùa chịu trách nhiệm đánh chuông. Theo quy định, mỗi ngày cậu phải đánh chuông và buổi sáng sớm và chiều tối.
Lúc mới đầu, tiểu hòa thượng rất dụng tâm đánh chuông. Nhưng sau nửa năm cậu cảm thấy công việc này quá tẻ nhạt và nhàm chán. Vì vậy, tiểu hòa thượng nghĩ “một ngày làm hòa thượng thì đánh chuông đủ một ngày”.
Một ngày nọ, sư trụ trì đột nhiên thông báo bảo tiểu hòa thượng này đến sân sau chẻ củi gánh nước, không cần phải đánh chuông nữa. Tiểu hòa thượng cảm thấy kỳ lạ liền hỏi: “Chẳng lẽ con đánh chuông không đúng giờ hay tiếng chuông không kêu to?”.
Sư trụ trì nói với cậu: “Tiếng chuông của con kêu rất to, nhưng trống rỗng và yếu ớt, bởi vì trong lòng con không hiểu ý nghĩa của tiếng chuông và cũng không đặt tâm vào việc này. Tiếng chuông không chỉ báo hiệu giờ làm việc và nghỉ ngơi, điều trọng yếu chính là đánh thức chúng sinh khỏi mê lạc. Vì vậy, tiếng chuông không chỉ cần ngân vang mà còn cần tròn trịa, có sức sống, có độ sâu và vang xa nhất có thể. Một người không có tâm đánh chuông tức là không có Phật trong tâm. Nếu như không thành kính thì sao có thể đảm nhận chức trách đánh chuông được?”.
Tiểu hòa thượng nghe xong liền cảm thấy xấu hổ, từ đó về sau chuyên chú tu hành và trở thành một hòa thượng có đạo hạnh.
Cung kính tiếng chuông như thanh âm vang dội của Phật
Một buổi sáng sớm, vị hòa thượng già nghe thấy tiếng chuông ngân vang, đột nhiên cảm thấy vô cùng thư thái, điều này khiến ông không khỏi chú ý. Khi tiếng chuông dừng lại, hòa thượng già đã triệu tập mọi người lại và hỏi: “Sớm nay ai đánh chuông?” Một vị hòa thượng trả lời: “Là một tiểu hòa thượng mới đến ạ”. Vì vậy, vị hòa thượng già liền hỏi tiểu hòa thượng này: “Sáng sớm nay con dùng tâm trạng gì để đánh chuông?”
Tiểu hòa thượng không biết lão hòa thượng hỏi như vậy là có ý gì, liền đáp: “Con không có tâm trạng gì cả, cứ đánh chuông là đánh chuông thôi ạ”.
Lão hòa thượng nói: “Không thể nào? Khi đánh chuông, trong đầu con nhất định đang nghĩ cái gì đó. Bởi vì cho đến hôm nay ta mới nghe được tiếng chuông ngân vang và cao quý như vậy. Một thứ âm thanh chỉ có thể được tạo ra bởi một nhân tài thành tâm thành ý”.
Tiểu hòa thượng nghĩ nghĩ một chút rồi nói: “Kỳ thực con không nghĩ gì khác. Chỉ là lúc chưa xuất gia, cha thường xuyên dạy con, lúc đánh chuông cần nghĩ đến chuông cũng như thanh âm vang dội của vị Phật, phải trai giới thành kính, kính chung như kính Phật, cần nội tâm thanh tịnh, lễ bái để điều khiển chung”.
Lão hòa thượng nghe xong cảm thấy vô cùng hài lòng, liên tục nhắc nhở: “Sau này dù làm bất cứ việc gì, con đừng quên trạng thái hôm nay đánh chuông nhé!”.
Kỳ thực, đây không chỉ đạo lý khi đánh chuông mà khi làm bất cứ việc gì cũng cần phải đặt tâm cho ngay chính. Đây là vấn đề rất quan trọng.
Tại sao tiểu hòa thượng trong câu chuyện đầu tiên lại không được đảm nhiệm chức vụ đánh chuông? Bởi vì cậu nghĩ việc đánh chuông giống như việc làm tay chân nhàm chán, vì nhiệm vụ đánh chuông mà đánh chuông, không coi việc này như một sự kiện rất thần thánh trong tu luyện, nội tâm không thành kính, nên cũng không dụng tâm đi làm, không có tinh thần trách nhiệm trong đó, do vậy tiếng chuông đánh ra nghe trống rỗng và yếu ớt.
Tại sao tiểu hòa thượng trong câu chuyện thứ hai lại có thể đánh chuông tốt như vậy? Bởi vì cậu hiểu được đạo lý “Kính chung như kính Phật”, trong tâm tràn đầy lòng thành kính đối với Phật, thế nên tự nhiên sẽ đặt tâm làm cho tốt, thành tâm thành ý đánh chuông, hiệu quả âm thanh chiếc chuông phát ra đặc biệt tốt.
Cổ ngữ có câu: “Một người có chí hướng hay không cần xem cách người đó nhóm lửa quét nhà”. Chỉ khi dụng tâm làm thật tốt từng việc nhỏ mới có thể làm nên việc lớn. Điều này cũng xác minh một sự thật rằng chỉ khi tâm ngay thẳng thì mỗi hành động mới có thể thực hiện được đúng đắn.
Nguồn: DKN.TV
- Nói là một loại năng lực, ngừng nói trong 3 lúc này là trí tuệ của con người (10.04.2024)
- Nhớ lấy 3 điều khi Bạn gặp khó khăn (28.10.2023)
- Khi bạn ngày càng trở nên im lặng hơn… (15.10.2023)
- Nguồn gốc nỗi đau của mỗi người (24.09.2023)
- 9 điều này đã thức tỉnh, thay đổi cuộc sống của vô số người (16.09.2023)
- Làm ít đi 3 điều này chính là tích lũy phước lành, đón thêm may mắn (14.09.2023)
- Chữ “Hiếu” bây giờ (06.07.2023)
- Đời người nhiều khi không phải đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ (24.05.2023)
- Đời người cần sự quan tâm thấu hiểu hơn là chỉ trích đánh giá (22.05.2023)
- 5 hành vi khiến một người phúc mỏng mệnh khổ (17.04.2023)